Lễ hội Tây Nguyên

Do tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”, nên bất cứ điều gì liên quan đến sản xuất và đời sống con người, đều phải có sự cầu xin để được (Yang)-ông trời cho phép tiến hành .Từ đó vùng đất Tây nguyên diễn ra dày đặc các lễ thức, lễ nghi, lễ hội.

Có người nói Tây nguyên là vùng đất mà mỗi bước chân đi là có một huyền thoại. Đằng sau những ngọn thác trắng xóa, những cánh rừng đại ngàn biếc xanh có biết bao điều bí ẩn. Không ở đâu có nhiều lễ thức như ở Tây nguyên. Do tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”, nên bất cứ điều gì liên quan đến sản xuất và đời sống con người, đều phải có sự cầu xin để được Yang (ông trời) cho phép tiến hành. Khi làm xong và được việc thì phải tạ ơn. Vi phạm luật lệ cộng đồng sẽ khiến Yang nổi giận thì phải tạ tội… Từ đó vùng đất Tây nguyên diễn ra dày đặc các lễ thức, lễ nghi, lễ hội. Tiêu biểu và độc đáo trong các lễ hội của người dân Tây nguyên có lễ đâm trâu, lễ hội cồng chiêng, lễ bỏ mả...

1.Hội Đua Voi Ở Buôn Đôn-Bản đôn

Buôn Đôn là một làng trên cao nguyên Đắk Lắk, nằm ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, cách Buôn Ma Thuột khoảng 40 km về hướng Bắc. Những ngày cuối tháng 3 âm lịch hàng năm, là tháng của những con ong rừng đi lấy mật, là thời điểm người dân bắt đầu vào rừng phát rẫy trồng nương. Đồng thời, đây cũng là lúc đồng bào Buôn Đôn nô nức mở hội đua voi cùng với các lễ hội khác như đâm trâu, cồng chiêng… thể hiện ước mong cho một mùa vụ mới tốt tươi.


đua voi ở buôn đôn

Hội đua voi thường được tổ chức hàng năm vào tháng 3 tại Buôn Đôn. Bãi đua có chiều dài khoảng 400 – 500m, chiều ngang rộng chừng 30 con voi xếp hàng. Trước khi vào cuộc đua, một hồi tù và vút kên, theo lệnh điều khiển của nài voi, lần lượt các chú voi nối đuôi nhau rồi xếp thành hàng phía trước Ban giám khảo, các chú voi từ từ quỳ phục làm động tác chào Ban giám khảo và khán giả. Sau đó, từng tốp voi vào vị trí xuất phát.
Sau khi có hiệu lệnh, các chú voi bật lên như lò xo, phóng về phía trước trong tiếng chiêng, trống, tiếng hò reo cổ vũ của khán giả ầm vang núi rừng. Cuộc đua phải qua nhiều vòng, đến khi chọn được một chú voi chiến thắng về đích trước. Voi thắng cuộc được đeo một vòng nguyệt quế, nó giơ cao chiếc vòi chào khán giả, đôi tai phe phẩy, mắt kim dim đón nhận những khúc mía, những trái chuối của những người dự lễ hội.
voi lội qua sông Sêrêpôk

Sau cuộc đua trên cạn là cuộc thi voi bơi qua sông Sêrêpôk, voi kéo co, voi ném xa, voi đá bóng… Đến với lễ hội đua voi, du khách sẽ bị cuốn hút trong không khí tưng bừng của ngày hội, với âm vang cồng chiêng và tận mắt chứng kiến những màn trình diễn ngoạn mục bởi các chú voi của núi rừng Buôn Đôn. Hội đua voi là sự kiện văn hóa lớn ở Tây Nguyên, tôn vinh tinh thần thượng võ của người M’Nông, những người dũng cảm, có truyền thống trong việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.\


2.Hội Xuân Tây Nguyên

Hội xuân kéo dài chừng 2 đến 3 tháng, từ ngay đưa lúa vào kho đến ngày sấm ran đầu mùa. Đó là thời gian tạm dừng việc sản xuất để tham gia hội hè, thăm bạn bè, Buôn làng được sửa sang khang trang. Buôn, sóc nọ tiếp buôn sóc kia mở hội đâm trâu. Đâm trâu cúng thần làng, đâm trâu xin thần phù hộ cho từng sóc, đâm trâu nhân lễ bỏ mả để hồn trâu theo người đã khuất.


hoi xuân

Du khách có dịp hòa mình với không khí của hội lễ, với những trò vui diễn lại tích xưa từ thời Đông Sơn; được tham dự những điệu múa, lời ca quyện với tiếng cồng, chiêng hào hùng. Người dân Tây Nguyên rất hiếu khách, đón tiếp ân cần nồng hậu, đầy tình thân ái. Hội kéo dài từ tháng 10, 11 đến tháng giêng, tháng hai âm lịch.

lễ hội xuân


3.Lễ Hội Đâm Trâu Tây Nguyên

Lễ đâm trâu là nghi lễ độc đáo trong các ngày hội lớn của buôn làng như: Mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng được mùa… Đó là ngày hội mang những nét văn hóa truyền thống, thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống xa xưa của người Tây Nguyên.Lễ hội thường tổ chức ở bãi đất trống trong làng. Ngày đầu tiên, tiếng cồng chiêng nổi lên để mời gọi và đón tiếp thần linh cũng như những người tham dự và hoàn thành các bước chuẩn bị cho lễ hội. Trong suốt thời gian này, cồng chiêng liên tục nổi lên để khuấy động không khí.

le hoi dam trau

Lễ hội đâm trâu là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, gắn liền với những hoạt động văn hóa truyền thống, mang ý nghĩa tâm linh và nhân sinh sâu sắc. Nếu đỉnh cao của lễ hội là lúc mũi lao cắm vào tim con trâu thì những âm thanh, những điệu múa, lời ca, sự hiện diện cao vút lên không trung của cột đâm trâu chính là linh hồn của lễ hội. Ý nghĩa của lễ hội đâm trâu còn được phản ánh qua không khí linh thiêng, đậm chất núi rừng linh ứng, khi vị chủ lễ thông báo tình hình buôn làng trong năm, cầu mong sự phù hộ của các vị thần linh, ma quỷ về dự lễ, chứng giám cho tấm lòng của dân làng. Hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng là sự cổ vũ của dân làng. Những chàng trai tay lao, tay giáo nhảy xung quanh con trâu. Trong những ngày lễ, tiết mục đâm trâu chính là phần không thể thiếu, nó thể hiện rõ tính chất của lễ hội.
le hoi dam trau

Không khí buổi lễ không hề lắng xuống sau lễ đâm trâu. Lúc này cả làng quây quần bên ghè rượu cần, bên những mâm thịt, cùng nhau nhảy múa, ăn uống quanh đống lửa tận hưởng những thành quả của ngày lễ, sự ban thưởng của thần linh. Lễ hội toát lên một cách đầy đủ nhất những sắc thái đặc trưng văn hóa tộc người, thể hiện tính cộng đồng trong sự cộng hưởng: Cầu mùa, cầu an, cầu phúc…

le hoi dam trau


4.Lễ Hội Cồng Chiêng Tây Nguyên

Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng tại Tây Nguyên. Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Đó không những là một sự kiện quan trọng của người dân tây nguyên mà còn cả với đất nước Việt Nam. Trong lễ hội nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình bày, biểu diễn không gian văn hoá của dân tộc và của tỉnh mình.

le hoi cong chieng tay nguyen

Do mang đậm màu sắc du lịch nên nó thường được giới thiệu trong các chương trình du lịch như của du lịch Đắk Lắk. Những lễ hội dân gian đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên sẽ được dựng lại, nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung sức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của cư dân các dân tộc. Đồng thời giới thiệu với du khách những thành tựu về kinh tế, văn hóa và tiềm năng du lịch của các dân tộc Tây Nguyên.

cong chieng tay nguyen

Trong mỗi lễ hội, cồng chiêng là phương tiện duy nhất để con người thông linh (với thần), giao hòa với trời đất và giao tiếp trong cộng đồng. Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến ngã xuống đất/ Đánh cho ma quỉ mải nghe đến quên làm hại người (Trường ca Đam San). Sử thi của người Êđê, M’Nông còn kể lại những cuộc “chiến tranh” giữa các bộ tộc nhằm chiếm đoạt cồng chiêng.

cong chieng tay nguyen
Các tộc người Tây nguyên quan niệm nhạc cụ như con người – càng nhiều tuổi tiếng nói càng được tôn trọng. Cồng chiêng càng lâu năm, trải qua nhiều lần nghi lễ càng thiêng.


5.Lễ Ăn Cơm Mới

Giống như người Kinh ăn tết Nguyên đán, ở các dân tộc vùng Tây Nguyên sau mùa thu hoạch, cũng trùng vào dịp cuối năm âm lịch, tổ chức lễ ăn cơm mới.


le_an_com_moi
Hằng năm, sau khi thu hoạch, người ta tổ chức lễ ăn cơm mới, vừa để tạ ơn thần, vừa để vui mừng chung hưởng kết quả của một quá trình lao động nhọc nhằn, vất vả. Tuy cách tổ chức cùng vài nghi thức tiến hành của từng tộc người có những nét khác nhau, nhưng đều mang chung một ý nghĩa : tạ ơn thần sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất chính của năm.


6.Lễ Bỏ Mả


Lễ bỏ mả hay còn gọi là lễ Pơ thi. Đây là lễ hội lớn của người Jrai và Bahnar. Người Jrai và Bahnar cũng như một số tộc người khác ở Tây Nguyên tin rằng, sau khi chết, linh hồn sẽ về thế giới bên kia sống với tổ tiên. Nhưng linh hồn của người chết không đi hẳn, không sống hẳn với thế giới bên kia, mà sau một thời gian sẽ trở lại- tái sinh làm người bằng cách nhập vào thể xác của những đứa trẻ. Chính do quan niệm như vậy nên họ có cách ứng xử riêng với người chết, và có tục làm lễ bỏ mả để tiễn đưa linh hồn người chết ra đi.


le bo ma

Chỉ sau lễ bỏ mả đó, linh hồn người chết mới hoàn toàn tách khỏi mọi ràng buộc với cuộc sống, mới thực sự về với cội nguồn của mình, còn người sống thì được giải phóng khỏi mọi liên hệ với người chết.

nha mo cua le bo ma

Lễ bỏ mả là một trong những lễ hội mang sắc thái văn hóa độc đáo nhất của người Tây Nguyên, là cả một truyền thống ứng xử đầy tính nhân văn của người sống đối với người chết. Tiếng cồng chiêng trầm hùng, những điệu múa trang trọng lưu luyến, những ngôi nhà mồ uy nghi, những pho tượng mồ trầm tư đầy gợi cảm, những bữa ăn cộng cảm với những món ăn truyền thống, những bài cúng lâm ly tràn đầy chất văn nghệ dân gian… tạo nên bức tranh văn hóa sống động của lễ hội bỏ mả, góp phần cùng với những lễ hội khác tô điểm cho bức tranh văn hóa Tây Nguyên giàu bản sắc, vô cùng độc đáo, hấp dẫn, lôi cuốn một cách kỳ lạ.


7.Lễ Mừng Lúa Mới

Lễ mừng lúa mới của các tộc người J’rai và Bahnar thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 11 dương lịch năm trước cho đến tháng 1 năm sau, đây là thời gian rảnh rỗi của con người sau khi đã thu hoạch xong vụ mùa thắng lợi và cũng là thời gian cho đất “nghỉ ngơi” theo tập quán. Đây là bản sắc văn hóa độc đáo và cũng là một trong những lễ hội lớn hàng năm của các tộc người này với mong ước mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng ở các buôn làng.


mung lua moi
 
Lễ mừng lúa mới thường được tổ chức theo từng buôn làng, sau đó mới tỏa về từng nóc nhà. Lễ cúng mừng lúa mới diễn ra trong khoảng một giờ đồng hồ, sau đó đến đốt lửa và cồng chiêng nổi lên âm vang khắp một vùng, mọi người đều ăn uống no say & vui chơi tại chỗ đến ngày thứ 2, thứ 3.
Sau khi lễ hội chung của làng kết thúc, bà con lại tiếp tục lễ cúng mừng lúa mới theo từng nóc nhà. Nhà nào khá giả thì giết lợn và mời cả thầy về cúng lễ, sau đó chia thịt cho những nóc nhà lân cận cùng ăn. Có nhà thì đơn giản hơn với một miếng thịt nhỏ, chai rượu mua và tự cúng thần Ia Pôm. Dù lễ cúng lớn hay nhỏ thì điều quan trọng nhất là mâm cơm phải bằng được nấu bằng hạt lúa mới.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cầu Ánh Sao - hồ Bán Nguyệt quận 7 - địa điểm để tìm tới quận 7

giới thiệu khách sạn Hoàng Yến

MÙA CÂY ĐỔ LÁ VÀNG Ở CAO BẰNG